Bơi lội giúp phát triển chiều cao

Bơi lội là môn thao giúp phát triển chiều cao nhanh nhất, cơ thể đẹp nhất

Bơi lội giúp cải thiện các hệ chức năng cơ thể

Hệ hô hấp-hệ tuần hoàn-hệ-hệ tim mạch-hệ tiêu hóa...

Bơi lội sẽ giúp cải thiện một số bệnh

Các bệnh về cột sống-đau mỏi vai gáy-bệnh xương khớp-cao huyết áp...

Bơi lội giúp giảm cân, loại bỏ stress hiệu quả

Bơi lội là môn thể thao giảm cân rất hiệu quả cũng như giảm những căng thẳng mệt mỏi trong cuộc sống hàng ngày

Bơi lội giúp phòng tránh đuối nước

Bơi lội là một kỹ năng quan trọng mà ai cũng phải biết để phòng tránh đuối nước cho bản thân và mọi người

Hiển thị các bài đăng có nhãn bơi ếch. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bơi ếch. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 28 tháng 6, 2021

Kỹ thuật tay của bơi ếch - Trong bơi ếch kỹ thuật tay có nhiệm vụ gì?

Động tác tay trong bơi ếch có nhiệm vụ gì?


 Động tác tay trong bơi ếch sẽ thực hiện hai nhiệm cơ bản đó là:
1. Giữ thăng bằng:
Giữ thăng bằng được biểu hiện như thế nào?  mọi người hình dung lại một chút: khi chúng ta đang nổi người hoặc lướt đi trong nước cơ thể sẽ bị nghiêng. Lúc này ta sẽ mở lòng bàn tay sang hai bên để cơ thể thăng bằng( mở lòng bàn tay đều, chậm sang hai bên).
Mở lòng bàn tay đến đâu? Chúng ta mở đến ngang vai, hoặc hơn vai một chút cũng được.
hình ảnh

2. Hỗ trợ lên lấy hơi
Khi bạn mở lòng bàn tay đến ngang vai thì cở thể đa thăng bằng. Lúc tay tay thực hiện nhiệm vụ thứ 2 là hỗ trợ lấy hơi bằng cách: Tỳ; đè; ấn hai lòng bàn tay xuống dưới để miệng lên lấy hơi dễ dàng hơn.
Chú ý: ta chỉ ấn 2 bàn tay đến ngang vai rồi khép lại trước ngực và đưa luôn về trước.
hình ảnh
3. Ngoài ra khi bơi nâng cao kỹ thì tay sẽ góp phần rất quan trọng giúp cơ thể tiến về trước. Tuy nhiên, khi bạn học để biết bơi và bơi được nhẹ nhàng thì chỉ cần thực hiện hai nhiệm vụ là đủ.


Thứ Bảy, 19 tháng 6, 2021

Tập thở



Phần 1: Cách lấy hơi và một số lỗi sai cơ bản

Chúng ta hít vào bằng miệng ở trên mặt nước, ngậm miệng nín thở và úp mặt vào trong nước, ta tiếp tục nín thở thêm khoảng 5 giây sau đó thở ra từ từ bằng mũi ở dưới nước. Khi nào thở ra hết thì đưa miệng lên mặt nước để lấy hơi tiếp. 
...............................................................................................................
Như vậy, chúng ta để ý:
Thứ nhất: Chúng ta phải hít vào bằng miệng ở trên mặt nước.
Thứ hai: Sau khi hít vào chúng ta phải ngậm miệng lại nín thở.
Thứ ba: Chúng ta úp mặt vào trong nước tiếp tục nín thở thêm khoảng 5 giây. 
Thứ tư: Thở ra từ từ bằng mũi ở dưới nước.
Thứ năm: Khi thở ra hết thì đưa miệng lên mặt nước để lấy hơi tiếp

Mọi người cần lưu ý một số lỗi sai hay mắc phải
Thứ nhất: không hít vào bằng miệng mà toàn hít vào bằng mũi dẫn đến cay mũi, sặc...
Thứ hai: Hít vào bị phồng hai má, lỗi này phổ biến rất nhiều người mắc phải.
Thứ ba: Hít vào quá ít( lấy hơi giả), vẫn há hiệng hít vào bình thường nhưng hít được rất ít, không đủ làm căng tức được lồng ngực khi nín thở lại. Khi mắc phải lỗi này người tập sẽ khó nổi được người, lúc nào người cũng nặng nề, dẫn đến lâu biết bơi.
Thứ tư: Khi úp mặt vào trong nước thì bị thở ra sớm quá, chưa nín thở đủ khoảng 5 giây. 
Thứ năm: Khi thở ra thì thở ra nhanh quá, mạnh quá, cũng có trường hợp không thở ra, hoặc bị hít nước vào mũi. 

Phần 2: Hướng dẫn tập luyện
Vị trí và tư thế tập
- Mọi người có thể tập luyện ở trên cạn trước, sau đó tập ở dưới nước.
- Chúng ta cần chọn vị trí như thế nào?
Tốt nhất là chúng ta chọn vị trí nước ngang tầm ngực.
- Tư thế tập như thế nào? 
Chúng ta đứng thẳng sao cho thật thoải mái, hai tay có thể bám vào thành bể hoặc một vật cố định nào đó để giữ cho tư thế cơ thể được ổn định, hai chân phải luôn trạm đáy bể. Tránh tình trạng cứ úp mặt xuống nước là chân bị nổi lên. 
Cách tập:
- Chúng ta theo nguyên tắc tăng dần có quãng nghỉ.
Sau khi đã nhớ rõ là hít vào bằng gì? thở ra bằng gì? thì mọi mọi người tiến hành tập luyện:
Ví dụ:  Lượt tập đầu tiên các bạn thực hiện 10 lần liên tục (lấy hơi-nín-cúi xuống nước-tiếp tục nín khoảng 5 giây-thở ra hết bằng mũi ở dưới nước- đưa miệng lên lấy hơi tiếp).
Sau đó nghỉ khoảng 1 phút
 Lượt tập thứ 2 các bạn thực hiện 15 lần liên tục rồi nghỉ khoảng 1 phút....Lượt tập thứ 3 các bạn thực hiện 20 lần liên tục rồi nghỉ... Cứ như vậy đến khi nhuần nhuyễn động tác.
Thực hiện thành thục động tác lấy hơi được thể hiện như thế nào?
- Không bị hít nhầm bằng mũi
- Lấy được nhiều hơi
- Không bị nước vào miệng (tập nhiều lần sẽ có cảm giác bị khô cổ họng)
- Tư thể ổn định, mắt mở, cơ thể thả lỏng.
...............................................................................................................
VIDEO HƯỚNG DẪN

Thứ Sáu, 18 tháng 6, 2021

Tư thế thân người

 

Khi bơi ếch thân người nằm ngang bằng trong nước và giữ ở tư thế lướt nước tốt nhất để giảm bớt lực cản và phát huy đầy đủ lực đẩy của tay và chân. 
Tư thế thân người trong bơi ếch không ổn định, mà biến động theo động tác của tay chân. Khi kết thúc đạp nước, hai tay khép sát duỗi thẳng về trước, hai chân duỗi thẳng phía sau: lúc này cơ thể ở tư thế lướt nước, thân người tương đối ngang bằng, đầu hơi ngẩng, cơ thể tạo với mặt nước một góc từ 5 đến 10 độ. 
Tư thế thân người khi bơi ếch

Để thân người có hình dáng lướt nước tốt nhất, ngực cần hơi ưỡn, bụng hơi hóp, dướn lưng, hai chân khép lại, hai tay duỗi thẳng vươn về trước, gáy hơi căng, đầu hơi ngẩng, mắt nhìn về phía trước hơi chếch xuống dưới. Khi hít vào cằm nhô khỏi mặt nước, hai bả vai nâng lên,. Lúc này cơ thể tạo với mặt nước một góc khoảng 150 độ. Khi đạp nước, mặt chìm vào trong nước, một bộ phận đầu di chuyển trên mặt nước. Khi hít vào nếu ngẩng đầu cao quá hoặc ưỡn ngực nhiều thân người sẽ chìm sâu, làm tăng thêm lực cản.

Khái quát chung về bơi ếch

Bơi ếch hiện đại

Bơi ếch là kiểu bơi bắt chước cách bơi của con ếch và cũng là kiểu bơi cổ nhất của loài người. Cách đây khoảng 4000-5000 năm ở La Mã, Hy Lạp, Ai Cập, Trung Quốc có kiểu bơi tương tự bơi ếch. Kỹ thuật bơi ếch cổ điển có đặc trưng là quạt tay rộng, chân đạp sang hai bên sau đó mới khép chân. 
Năm 1875 vận động viên nổi tiếng của mỹ là WP.Đa vít đã dùng kiểu bơi ếch vượt qua eo biển Măng sơ.
Do bơi ếch cổ điển quạt tay đến tận đùi, chân đạp thẳng sang hai bên rồi mới khép, nên động tác phối hợp không nhịp nhàng, tốc độ chậm và không đều đã tạo cho cơ thể độ nhấp nhô lớn, nên người châu Âu gọi là bơi ếch "ngựa phi". Năm 1907 vận động viên Becnuli (Hunggary) đã dùng bơi ếch ngựa phi lập nên kỷ lục thế giới 1'24" ở cự ly 100m. Đây là mốc thứ nhất quá trình phát triển bơi ếch.
Sau đó vận động viên người Đức cải tiến quạt tay đến ngang vai thì thu tay, đạp kép chân hẹp, phối hợp nhịp điệu hơn. Do vậy nawm1912, người Đức đã giành được cả giải nhất, nhì, ba ở kiểu bơi ếch. Sự cải tiến này đánh dấu một mốc quan trọng thứ 2 của bơi ếch.
Tiếp đó vào thập kỷ 20, các vận động viên Nhật Bản học tập cách bơi của người Đức và cải tiến thêm động tác quạt tay đạp chân, thở muộn. Vì vậy, vận động viên Nhật Bản đã lập thành tích xuất sắc ở những năm 1932-1936. Đó là mốc tiến thứ 3 của bơi ếch. 
Trong tiến trình phát triển kỹ thuật bơi ếch hiện đại người ta coi giai đoạn từ 1936 về trước là giai đoạn phát triển thứ nhất của  kỹ thuật bơi ếch hiện đại.
Giai đoạn thứ 2 của quá trình phát triển bơi ếch hiện đại tính từ năm 1937 đến năm 1952. Trong giai đoạn này các vận động viên đã tìm hiểu cách bơi ếch tốc độ cao hơn. Bởi vậy sau khi quạt tay đến ngang đùi, người ta rút tay lên và vung tay trên mặt nước. Kỹ thuật bơi ếch này gọi là " bơi ếch bướm".
Năm 1936, FINA có quy định bổ sung cho phép bơi ếch được vung tay lên mặt nước. Vì vậy đến năm 1948 trong thi đấu chung kết cự ly 200m ếch, chỉ còn một vận động viên bơi ếch kiểu truyền thống, còn tất cả đều bơi bướm ếch. Năm 1952, thi đấu chung kết 200m không còn vận động viên nào bơi ếch kiểu truyền thống.
Trước nguy cơ bơi ếch truyền thống bị lãng quên, sau Đại hội Olympic XV năm 1952, FINA quyết định hồi phục bơi ếch và tách bơi bướm ra thành kiểu bơi riêng nhưng cho phép vận động viên bơi ếch có thể bơi lặn dưới nước. Quyết định này đã tạo ra cho bơi ếch nặn phát triển. Đây là giai đoạn 3 của quá trình phát triển(từ 1952 - 1956). Từ năm 1953, người ta thấy rằng bơi ếch lặn bị cản nước ít hơn bơi ếch trên mặt nước nên có tốc độ cao hơn. Vì vậy, đến năm 1956 ở Đại hội Olympic lần thứ XVI chỉ có 1 người bơi ếch kiểu truyền thống. Do vậy, Đại hội Olympic XVI FINA phải ra quyết định cấm bơi ếch lặn. Từ đó bơi ếch bước vào giai đoạn thứ 4 của quá trình phát triển. 
Do luật bơi của FINA cấm bơi ếch lặn, vì vậy vận động viên các nước trên cơ sở kỹ thuật vốn có tiếp tục phát huy đặc điểm mặt mạnh của các nhân để tìm kiếm các trường phái bơi ếch khác nhau.
Từ năm 1957 đến năm 1960 các vận động viên của Trung Quốc đã 3 lần phá kỷ lục thế giới ở cự ly 100m với thành tích 1'11".
Năm 1961 , vận động viên bơi Mỹ đã sáng tạo ra kiểu bơi ếch mới gọi là bơi ếch ống. Người bơi sử dụng cách quạt tay hẹp, tần số cao, thở muộn, co đùi và bụng ít, đạp chân hẹp, nên đã lập ra kỷ lục mới ở cự ly 100m với thành tích 1'7"5.
Từ kỹ thuật bơi này đã ra đời quan niệm mới về kỹ thuật bơi ếch. Quan niệm mới đó là lấy quạt tay làm chính, hoặc tay chân có tác dụng như nhau trong bơi ếch, biên độ ngang hẹp, tần số nhanh, thở muộn, đó là đặc trưng của kỹ thuật bơi ếch sau những năm 60 của thế kỷ này. Từ đó xuất hiện xu hướng lấy tần số cao và thở muộn, nhưng phát huy hiệu lực của tay chân lại tách thành hai khuynh hướng. 
Vận động viên Mỹ Khen Ken lấy hiệu lực quạt tay là chính; Vận động viên Anh lấy hiệu lực đạp chân là chính và cả 2 vận động viên đều đạt đến đỉnh cao thành tích của thế giới. 
Có thể tóm tắt đặc trưng của kỹ thuật bơi ếch hiện đại là: lấy tần số cao, phát huy hiệu lực tay chân, đạp nước, quạt nước hẹp, thở muộn, nâng vai kéo tay, thân người cao. Bởi vậy có người gọi bơi ếch hiện đại là kiểu bơi " nâng vai kéo tay" và "uốn sóng tự nhiên".
Bơi ếch Việt Nam cũng phát triển khá sớm. Tuy nhiên, thành tích phát triển trước những năm 1960 rất chậm. mãi tới năm 1961 kỷ lục mới được lập của Đổng Quốc Cường với thành tích 1'13"9. Đây là kỷ lục cao của Đông Nam Á lúc đó.
Kỷ lục này mãi tới năm 1980 mới bị Nguyễn Mạnh Tuấn và Quách Hoài Nam phá. Từ những năm 1995 trở lại đây kỷ lục bơi ếch đã được nâng lên nhất định.