Thứ Sáu, 18 tháng 6, 2021

Khái quát chung về bơi ếch

Bơi ếch hiện đại

Bơi ếch là kiểu bơi bắt chước cách bơi của con ếch và cũng là kiểu bơi cổ nhất của loài người. Cách đây khoảng 4000-5000 năm ở La Mã, Hy Lạp, Ai Cập, Trung Quốc có kiểu bơi tương tự bơi ếch. Kỹ thuật bơi ếch cổ điển có đặc trưng là quạt tay rộng, chân đạp sang hai bên sau đó mới khép chân. 
Năm 1875 vận động viên nổi tiếng của mỹ là WP.Đa vít đã dùng kiểu bơi ếch vượt qua eo biển Măng sơ.
Do bơi ếch cổ điển quạt tay đến tận đùi, chân đạp thẳng sang hai bên rồi mới khép, nên động tác phối hợp không nhịp nhàng, tốc độ chậm và không đều đã tạo cho cơ thể độ nhấp nhô lớn, nên người châu Âu gọi là bơi ếch "ngựa phi". Năm 1907 vận động viên Becnuli (Hunggary) đã dùng bơi ếch ngựa phi lập nên kỷ lục thế giới 1'24" ở cự ly 100m. Đây là mốc thứ nhất quá trình phát triển bơi ếch.
Sau đó vận động viên người Đức cải tiến quạt tay đến ngang vai thì thu tay, đạp kép chân hẹp, phối hợp nhịp điệu hơn. Do vậy nawm1912, người Đức đã giành được cả giải nhất, nhì, ba ở kiểu bơi ếch. Sự cải tiến này đánh dấu một mốc quan trọng thứ 2 của bơi ếch.
Tiếp đó vào thập kỷ 20, các vận động viên Nhật Bản học tập cách bơi của người Đức và cải tiến thêm động tác quạt tay đạp chân, thở muộn. Vì vậy, vận động viên Nhật Bản đã lập thành tích xuất sắc ở những năm 1932-1936. Đó là mốc tiến thứ 3 của bơi ếch. 
Trong tiến trình phát triển kỹ thuật bơi ếch hiện đại người ta coi giai đoạn từ 1936 về trước là giai đoạn phát triển thứ nhất của  kỹ thuật bơi ếch hiện đại.
Giai đoạn thứ 2 của quá trình phát triển bơi ếch hiện đại tính từ năm 1937 đến năm 1952. Trong giai đoạn này các vận động viên đã tìm hiểu cách bơi ếch tốc độ cao hơn. Bởi vậy sau khi quạt tay đến ngang đùi, người ta rút tay lên và vung tay trên mặt nước. Kỹ thuật bơi ếch này gọi là " bơi ếch bướm".
Năm 1936, FINA có quy định bổ sung cho phép bơi ếch được vung tay lên mặt nước. Vì vậy đến năm 1948 trong thi đấu chung kết cự ly 200m ếch, chỉ còn một vận động viên bơi ếch kiểu truyền thống, còn tất cả đều bơi bướm ếch. Năm 1952, thi đấu chung kết 200m không còn vận động viên nào bơi ếch kiểu truyền thống.
Trước nguy cơ bơi ếch truyền thống bị lãng quên, sau Đại hội Olympic XV năm 1952, FINA quyết định hồi phục bơi ếch và tách bơi bướm ra thành kiểu bơi riêng nhưng cho phép vận động viên bơi ếch có thể bơi lặn dưới nước. Quyết định này đã tạo ra cho bơi ếch nặn phát triển. Đây là giai đoạn 3 của quá trình phát triển(từ 1952 - 1956). Từ năm 1953, người ta thấy rằng bơi ếch lặn bị cản nước ít hơn bơi ếch trên mặt nước nên có tốc độ cao hơn. Vì vậy, đến năm 1956 ở Đại hội Olympic lần thứ XVI chỉ có 1 người bơi ếch kiểu truyền thống. Do vậy, Đại hội Olympic XVI FINA phải ra quyết định cấm bơi ếch lặn. Từ đó bơi ếch bước vào giai đoạn thứ 4 của quá trình phát triển. 
Do luật bơi của FINA cấm bơi ếch lặn, vì vậy vận động viên các nước trên cơ sở kỹ thuật vốn có tiếp tục phát huy đặc điểm mặt mạnh của các nhân để tìm kiếm các trường phái bơi ếch khác nhau.
Từ năm 1957 đến năm 1960 các vận động viên của Trung Quốc đã 3 lần phá kỷ lục thế giới ở cự ly 100m với thành tích 1'11".
Năm 1961 , vận động viên bơi Mỹ đã sáng tạo ra kiểu bơi ếch mới gọi là bơi ếch ống. Người bơi sử dụng cách quạt tay hẹp, tần số cao, thở muộn, co đùi và bụng ít, đạp chân hẹp, nên đã lập ra kỷ lục mới ở cự ly 100m với thành tích 1'7"5.
Từ kỹ thuật bơi này đã ra đời quan niệm mới về kỹ thuật bơi ếch. Quan niệm mới đó là lấy quạt tay làm chính, hoặc tay chân có tác dụng như nhau trong bơi ếch, biên độ ngang hẹp, tần số nhanh, thở muộn, đó là đặc trưng của kỹ thuật bơi ếch sau những năm 60 của thế kỷ này. Từ đó xuất hiện xu hướng lấy tần số cao và thở muộn, nhưng phát huy hiệu lực của tay chân lại tách thành hai khuynh hướng. 
Vận động viên Mỹ Khen Ken lấy hiệu lực quạt tay là chính; Vận động viên Anh lấy hiệu lực đạp chân là chính và cả 2 vận động viên đều đạt đến đỉnh cao thành tích của thế giới. 
Có thể tóm tắt đặc trưng của kỹ thuật bơi ếch hiện đại là: lấy tần số cao, phát huy hiệu lực tay chân, đạp nước, quạt nước hẹp, thở muộn, nâng vai kéo tay, thân người cao. Bởi vậy có người gọi bơi ếch hiện đại là kiểu bơi " nâng vai kéo tay" và "uốn sóng tự nhiên".
Bơi ếch Việt Nam cũng phát triển khá sớm. Tuy nhiên, thành tích phát triển trước những năm 1960 rất chậm. mãi tới năm 1961 kỷ lục mới được lập của Đổng Quốc Cường với thành tích 1'13"9. Đây là kỷ lục cao của Đông Nam Á lúc đó.
Kỷ lục này mãi tới năm 1980 mới bị Nguyễn Mạnh Tuấn và Quách Hoài Nam phá. Từ những năm 1995 trở lại đây kỷ lục bơi ếch đã được nâng lên nhất định. 

0 comments:

Đăng nhận xét