Bơi lội giúp phát triển chiều cao

Bơi lội là môn thao giúp phát triển chiều cao nhanh nhất, cơ thể đẹp nhất

Bơi lội giúp cải thiện các hệ chức năng cơ thể

Hệ hô hấp-hệ tuần hoàn-hệ-hệ tim mạch-hệ tiêu hóa...

Bơi lội sẽ giúp cải thiện một số bệnh

Các bệnh về cột sống-đau mỏi vai gáy-bệnh xương khớp-cao huyết áp...

Bơi lội giúp giảm cân, loại bỏ stress hiệu quả

Bơi lội là môn thể thao giảm cân rất hiệu quả cũng như giảm những căng thẳng mệt mỏi trong cuộc sống hàng ngày

Bơi lội giúp phòng tránh đuối nước

Bơi lội là một kỹ năng quan trọng mà ai cũng phải biết để phòng tránh đuối nước cho bản thân và mọi người

Hiển thị các bài đăng có nhãn tin tuc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tin tuc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 27 tháng 7, 2021

Ánh Viên thất bại ở 200m tự do nữ Olympic Tokyo 2020

 Trong hành trình đến Olympic Tokyo 2020, kình ngư Ánh Viên vẫn tập trung cho hai nội dung thế mạnh của cô là 200m hỗn hợp cá nhân và 400m hỗn hợp cá nhân.

Tuy nhiên, Ánh Viên đã thất bại trong việc tìm chuẩn A hai nội dung này. Sau đó, Ánh Viên may mắn có vé đến Nhật Bản nhờ suất dành cho vận động viên đạt chuẩn B ở hai nội dung 800m tự do (thành tích 8 phút 48 giây 65), 200m tự do (thành tích 2 phút 0 giây 75).

Ánh Viên thêm một lần nữa thất bại ở đấu trường Olympic. Ảnh: HA
Ánh Viên thêm một lần nữa thất bại ở đấu trường Olympic. Ảnh: HA

Chiều 26.7, vòng loại 200m tự do nữ ở môn bơi tại Olympic Tokyo 2020 sẽ chia làm 4 heat. Kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên thi đấu ở heat thứ 2 cùng 7 vận động viên khác, trong đó có ngôi sao của làng bơi lội Mỹ, Katie Ledecky.

Nếu so về thành tích, trong số những vận động viên đã vượt qua vòng loại để có mặt tại Nhật Bản, Ánh Viên xếp hạng 24 trong tổng số 29 vận động viên ở nội dung 200m tự do.

Sau khi hoàn thành phần thi, kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên về cuối đợt bơi vòng loại thứ 2 nội dung 200m tự do nữ với thành tích 2 phút 5 giây 30. Kết quả này khiến Ánh Viên không thể vượt qua vòng loại.

Người về đích đầu tiên trong đợt bơi thứ 2 vòng loại 200m tự do nữ là Katie Ledecky (Mỹ) với thành tích 1 phút 55 giây 28. Vận động viên Penny Oleksiak (Canada) về thứ 2 với thành tích 1 phút 55 giây 38. Người về thứ 3 là Madison Wilson (Úc) với thành tích 1 phút 55 giây 87.

Trước đó, tại Olympic Tokyo 2020, Ánh Viên từng được kỳ vọng rất lớn. Thế nhưng cô chỉ xếp hạng 9 vòng loại nội dung sở trường 400m hỗn hợp cá nhân (kém vận động viên cuối cùng giành được vé vào chung kết người Canada Emily Overholt 0,31 giây).Còn ở nội dung 200m hỗn hợp cá nhân và 400m tự do, Ánh Viên thua các đối thủ rất xa.

Vào ngày 28.7 tới, Ánh Viên sẽ thi nội dung 80mm tự do nữ.

Thành tích lượt bơi thứ 2 của Ánh Viên.
Thành tích lượt bơi thứ 2 của Ánh Viên.

Thứ Sáu, 18 tháng 6, 2021

Sơ lược về lịch sử bơi lội

1. Khái niệm bơi lội

Bơi lội là môn thể thao dưới nước. Do tác dụng của lực phản được sinh ra trong khi bơi thông qua các cử động của cơ thể mà người bơi có thể vượt được những khoảng cách dưới nước với những tốc độ khác nhau. Nước là môi trường lỏng, vận động trong nước là một điều không bình thường đối với con người, hơn nữa khi bơi cơ thể nằm ngang nên bơi lội có một số điểm khác với các môn thể thao trên cạn. Bởi là môn thể thao có chu kỳ nghĩa là sau một khoảng thời gian nhất định người bơi sẽ lặp lại một động tác nhất định(trừ xuất phát và quay vòng).

Nội dung của môn bơi rất phong phú, bao gồm nhiều thể loại:

-Bơi thể thao

- Bơi thực dụng

- Bơi nghệ thuật

- Trò chơi giải trí trong nước

2. Sơ lược lịch sử bơi lội

Lịch sử phát sinh và phát triển của bơi lội gắn liền với lịch sử tiến hóa của xã hội loài người. Trong quá trình đấu tranh lao động sản xuất và đấu tranh sinh tồn, con người dần tạo được thói quen vận động đơn giản như leo trèo, chạy, nhảy, ném,bơi, lặn...Biển, sông, hồ, ao, lạch, suối chính là môi trường buộc con người phải biết bơi để tồn tại. Cũng từ đó bơi lội gắn liền với cuộc sống của con người.

Ngày nay, ở Ai Cập, Hy Lạp, La Mã, người ta đều tìm thấy tượng, tranh khắc trên đá, trạm trổ trên các đồ gốm, sứ hình người bơi, lặn dưới nước.(Ảnh)

Qua đó, ta có thể khẳng định, bơi lội đã có lịch sử rất lâu đời. Ở mỗi chế độ, mỗi giai cấp sử dụng bơi lội với những mục đích khác nhau.

Dưới chế độ phong kiến, tư bản giai cấp bóc lột dùng bơi lội để vui chơi giải trí trong cảnh giàu sang của mình và phục vụ cho mục đích chính trị của họ. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, bơi lội thực sự là môn thể thao quần chúng, phục vụ cho công việc nâng cao sức khỏe và thành tích thể thao của quảng đại quần chúng nhân dân lao động.

Do có lợi ích to lớn đối với xã hội mà hiện nay ở nước ta cũng như nhiều nước khác trên thế giới, các quốc gia đều quan tâm, đầu tư phát triển môn thể thao này.

Trong thể thao hiện đại, bơi lội là một trong những môn thể thao có trong chương trình thi đấu chính thức ngay từ Đại hội Olympic lần thứ nhất, được tổ chức tại Aten (Hy Lạp) năm 1896. Cho tới nay, bơi lội luôn là một nội dung thi đấu quan trọng của tất cả các Đại hội Olympic. Ngày 19/6/1908 Liên đoàn bơi lội thế giới được thành lập tại Luân Đôn (Anh) viết tắt là FINA.Các quốc gia có truyền thống và luôn ở nhóm dẫn đầu về thành tích đỉnh cao trong môn thể thao bơi lội là: Mỹ, Úc, Nga, Trung quốc...

Ở Việt Nam với đặc điểm địa lý có bờ biển dài, nhiều ao hồ, sông, lạch, do vậy cuộc sống của ông cha ta từ ngàn xưa đã gắn liền với sông nước. Trong"lịch sử cổ đại" Hoài nam Tử đã viết " Người dân Việt Nam xưa kia cạo tóc, xăm mình, đóng khố ngắn để tiện bơi lội, tay áo ngắn mà xắn lên để tiện chèo thuyền". Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã ba lần bắt giặc ngoại xâm phải đền tội trên sông Bạch đằng lịch sử, lập nên những chiến công hiển hách: Năm 938 Ngô Quyền đại thắng quân Nam Hán, năm 1288 Trần Hưng Đạo phá tan quân Nguyên, năm 1420 Lê Lợi phá tan quân Minh. Điều đó chứng tỏ dân tộc ta có truyền thống bơi lội và sử dụng bơi lội trong quân sự từ rất sớm.

Nhìn lại những năm dưới ách thống trị của thực dân Pháp, phong trào bơi lội của ta không thể phát triển lên được bởi chính sách ngu dân của chúng. Tuy vậy với truyền thống tự cường dân tộc, kỹ chiến thuật điêu luyện của chúng ta nhiều danh thủ làm người Pháp phải kính nể vì thành tích của họ vượt trên thành tích của các vận động viên "nước mẹ" như: Nguyễn Văn Củ (miền bắc), Phạm văn Danh, Đào Văn Minh, Nguyễn Minh Lệ ( miền nam). Ngày nay, dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, đất nước a hoàn toàn thống nhất, dưới sự lãnh đạo của Đảng, bơi lội có sự phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, thực sự là môn thể thao của quần chúng, phục vụ tích cực cho việc nâng cao sức khỏe của mọi tầng lớp nhân dân bơi lội.

Hiệp hội bơi lội Việt Nam được thành lập ngày 19/2/1963 sau này đổi thành Hiệp hội thể thao dưới nước Việt Nam và là thành viên của Liên đoàn bơi lội thế giới. Trong thể thao thành tích cao, chúng ta đã đào tạo được nhiều vận động viên xuất sắc, phá nhiều kỷ lục quốc gia như: Nguyễn Kiều Oanh, Võ Trần Trường An (TP Hồ Chí Minh), Ngô Đức Công, Chu Hồng Hà (Hà Nội), Trương Ngọc Tuấn (Bình Định)...

Song nếu so với khu vực, châu lục và thế giới thì thành tích bơi lội của vận động viên Việt Nam còn ở mức khiêm tốn, chưa tương xứng với tầm vóc của đất nước. 

Tại các Seagames 17, 18, 19 vị trí bơi lội của Việt Nam chỉ xếp ở hàng thứ 7. Tại Seagames 22 đội tuyển bơi của chúng ta giành được 1 huy chương bạc, 3 huy chương đồng. 

Ngày nay ở nước ta có một số vận động viên đỉnh cao như: Nguyễn Hữu Việt, Hoàng Quý Phước, Nguyễn Thị Ánh Viên. Thành tích các vận động như Ánh Viên, Quý Phước đạt được thật đáng tự hào và thành tích đó đã góp phần thúc đẩy phong trào bơi lội ở nước ta ngày càng mạnh mẽ.