Bơi trườn sấp là kiểu bơi có tốc độ nhanh nhất khi thi đấu bơi tự do, các vận động viên đều dùng kiểu bơi trườn sấp. Vì thế bơi trườn sấp còn được gọi là bơi tự do.
Khi bơi trườn sấp, vận động viên nằm sấp ngang trên mặt nước, hai chân thay nhau đạp nước lên xuống, hai tay luân phiên quạt nước, làm cho cơ thể trườn đi trong nước nên gọi là " bơi trườn".
Bơi trườn có lịch sử lâu đời và được chứng minh qua các di vật cổ đại của các nước có lịch sử sớm nhất như La Mã, Ai Cập, Hy Lạp , Trung Quốc...
Con người cổ đại đấu tranh để sinh tồn, họ phải mò thức ăn như tôm cua, cá để sinh tồn. Cũng từ đó họ biết cách bơi lặn; trong đó động tác có nhiều chi tiết giống bơi trườn sấp ngày nay.
Từ khi có thi đấu bơi, bơi ếch là kiểu bơi cơ bản. Song con người muốn tìm đến kiểu bơi nhanh hơn. Và qua nhiều lần thay đổi đã xuất hiện kiểu bơi nghiêng. Sau đó lại xuất hiện kiểu bơi quạt hai tay luân phiên, từ đó kiểu bơi trườn vung hai tay lên trên mặt nước luân phiên quạt nước ra đời., song hai chân đập nước vẫn giống như cũ(có đập và đạp lẫn lộn hoặc đạp chân ếch).
Cùng với thực tiễn và sự phát triển của xã hội, mãi tới những năm 20 của thế kỷ XX, các vận động viên, huấn luyện viên mới tìm được và đưa vào sử dụng kỹ thuật chân hợp lý hơn: đó là đập chân ra sau xuống dưới luân phiên và có nhịp điệu. Người sử dụng kiểu đạp chân này sớm nhất là vận động viên người Anh Lioakaweel, đó là mốc mới cho kỹ thuật bơi trườn.
Trước Kaweel, vận động viên Hunggari là Hai ốt đã từng bơi tay trườn và chân duỗi thẳng không đập. Năm 1905 anh đã lập kỷ lục thế giới 100m trườn là 1'05".
Năm 1922, vận động viên Mỹ Wesmuler dã mở ra kỷ nguyên mới cho kỹ thuật bơi trườn sấp.
Trong khi bơi, tư thế thân người, động tác chân, tay và thở của anh hầu nư đã trở thành mẫu mực của kỹ thuật mới ở kiểu bơi trườn sấp hiện đại.
Từ đó về sau kỹ thuật bơi trườn sấp dựa vào đó mà phát triển và hoàn thiện. Sự ra đời và hoàn thiện kỹ thuật bơi của Wesmuler đã đưa kỹ thuật bơi trườn sấp vào một giai đoạn phát triển tương đối cao. Lần đầu tiên loài người đã vượt qua ngưỡng dưới 1' ở cự ly 100m.
Wesmuler đã lập liền 3 kỷ lục: 100m: 58' , 200m:2'38", 400m: 4'57".
Sau đó bơi trườn được hoàn thiện và cải tiến dần trong thực tiễn.
Về mặt kỹ thuật và phong cách bơi trườn hiện đại đã xuất hiện các trường phái phối hợp khác nhau giữa các động tác tay chân và thở.
"6:2:1" "4:2:1" "2:2:1" . Đồng thời động tác chân cũng xuất hiện "đập chân nghiêng" hoặc" đập chân chính diện" từ đó làm cho bơi trườn xuất hiện nhiều phong cách và trường phái.
Ví dụ: vận động viên nữ vô địch thế giới của Úc là Gooun có trường phái đập chân hai lần quạt tay 2 lần, thở một lần là một phong cách bơi độc đáo. Chị dùng kỹ thuật bơi này cho cả cự ly dài và cự ly ngắn. Hoặc vận động viên Mỹ Mông gô meri và vận động viên của Nam Phi là Kinsaila đã dùng kiểu bơi phối hợp 6:2:1 và 2:2:1. Cả hai vận động viên này đều lập kỷ lục thế giới ở cự ly 100m trườn 49"36. Trong thi đấu bơi, cự ly thi đấu của kiểu bơi trườn có tới 16 cự ly.
Nam: 25m, 50m, 100m, 400m, 1500m. Tiếp sức: 4x100m, 4x400m
Nữ: 25m, 50m, 100m, 200m, 800m Tiếp sức: 4x100m, 4x200m.
Ngoài ra còn có bơi tiếp sức hỗn hợp 4 kiểu của nam và nữ, trong đó có cự ly 100m trườn sấp.
0 comments:
Đăng nhận xét