Bơi lội giúp phát triển chiều cao

Bơi lội là môn thao giúp phát triển chiều cao nhanh nhất, cơ thể đẹp nhất

Bơi lội giúp cải thiện các hệ chức năng cơ thể

Hệ hô hấp-hệ tuần hoàn-hệ-hệ tim mạch-hệ tiêu hóa...

Bơi lội sẽ giúp cải thiện một số bệnh

Các bệnh về cột sống-đau mỏi vai gáy-bệnh xương khớp-cao huyết áp...

Bơi lội giúp giảm cân, loại bỏ stress hiệu quả

Bơi lội là môn thể thao giảm cân rất hiệu quả cũng như giảm những căng thẳng mệt mỏi trong cuộc sống hàng ngày

Bơi lội giúp phòng tránh đuối nước

Bơi lội là một kỹ năng quan trọng mà ai cũng phải biết để phòng tránh đuối nước cho bản thân và mọi người

Thứ Hai, 28 tháng 6, 2021

Kỹ thuật tay của bơi ếch - Trong bơi ếch kỹ thuật tay có nhiệm vụ gì?

Động tác tay trong bơi ếch có nhiệm vụ gì?


 Động tác tay trong bơi ếch sẽ thực hiện hai nhiệm cơ bản đó là:
1. Giữ thăng bằng:
Giữ thăng bằng được biểu hiện như thế nào?  mọi người hình dung lại một chút: khi chúng ta đang nổi người hoặc lướt đi trong nước cơ thể sẽ bị nghiêng. Lúc này ta sẽ mở lòng bàn tay sang hai bên để cơ thể thăng bằng( mở lòng bàn tay đều, chậm sang hai bên).
Mở lòng bàn tay đến đâu? Chúng ta mở đến ngang vai, hoặc hơn vai một chút cũng được.
hình ảnh

2. Hỗ trợ lên lấy hơi
Khi bạn mở lòng bàn tay đến ngang vai thì cở thể đa thăng bằng. Lúc tay tay thực hiện nhiệm vụ thứ 2 là hỗ trợ lấy hơi bằng cách: Tỳ; đè; ấn hai lòng bàn tay xuống dưới để miệng lên lấy hơi dễ dàng hơn.
Chú ý: ta chỉ ấn 2 bàn tay đến ngang vai rồi khép lại trước ngực và đưa luôn về trước.
hình ảnh
3. Ngoài ra khi bơi nâng cao kỹ thì tay sẽ góp phần rất quan trọng giúp cơ thể tiến về trước. Tuy nhiên, khi bạn học để biết bơi và bơi được nhẹ nhàng thì chỉ cần thực hiện hai nhiệm vụ là đủ.


Chủ Nhật, 27 tháng 6, 2021

Lý do người lớn nên đi tập bơi là gì ?

Thứ nhất: phục vụ việc đi du lịch


Có rất nhiều người nói: năm nào cũng đi biển, có năm đi đến ba bốn lần mà chỉ ngồi trên bờ mà không dám thò chân xuống biển. Chắc hẳn rất nhiều người gặp phải hoàn cảnh này, đặc biệt là chị em phụ nữ.
Đối với đàn ông con trai thì biết bơi, nhưng hầu hết là bơi theo bản năng. Các anh xuống nước bơi hùng hục 1 đoạn là chân tay bủn rủn thở không ra hơi. 
Thứ hai: Phòng chống đuối nước


Nước ta ao hồ, sông suối, biển cả mênh mông sơ xẩy cái là vô cùng nguy hiểm. 
Nguy hiểm vì thiếu kỹ năng bơi lội, nguy hiểm vì không biết bơi, không biết cách phòng tránh đuối nước. Do đó, việc học bơi là vô cùng quan trọng với mọi người.
Thứ ba: Làm động lực cho các con tập bơi


Làm tấm gương cho con trẻ học tập bố mẹ còn tập được thì các con càng sẽ nỗ lực phấn đấu hơn nữa. 
Thứ tư: Phù hợp nhất để tập luyện


Dù bạn có yêu thích bóng đá, bòng chuyền, cầu lông hãy võ thuật hoặc bất môn thể thao nào khác thì cũng phải thừa nhận rằng bơi là môn thể thao toàn diện nhất, phù hợp với nhiều đối tượng nhất. 
Thứ năm: Phòng bệnh tốt nhất


Nếu bạn có điều kiện tập bơi đều đặn hàng ngày thì bạn sẽ có một cơ thể thật khỏe mạnh, bệnh tật khó mà có thể xâm nhập vào người bạn được. 

Chủ Nhật, 20 tháng 6, 2021

Mấy tuổi thì bé có thể tập bơi ?

 


Có nhiều lý do mà các bậc cha mẹ muốn cho con đi bơi sớm đó là:

+ Muốn cho con có thêm một kỹ năng để phòng tránh đuối nước.

+ Muốn cho con được phát triển thể chất một cách toàn diện nhất.

+ Muốn cho con có một môn thể thao lạnh mạnh, để tập luyện, giải trí sau những giờ học tập mệt mỏi.

+ Muốn cho con cao hơn, có sức bền tốt hơn.

+ Cũng có thể là các bé bị các bệnh bẩm sinh như tăng động, trần cảm, chậm phát triển vận động...

+ Cũng có thể vì các bé đam mê, yêu thích môn bơi.

Như vậy, khi nào thì cho trẻ đi học bơi?

Kiến thức bơi lội xin chia ra làm 2 giai đoạn tập bơi cho bé:

Giai đoạn 1: từ 1 tuổi đến 4 tuổi.


Giai đoạn này khi các bé học bơi cần chú ý

 - Môi trường tập luyện phải đảm bảo, tránh môi trường nhiều hóa chất, bể không đảm bảo tiêu chuẩn sẽ dẫn đến nhiều tác hại đến cơ thể.

- Các bé nên đi tập cùng bố mẹ, cho các bé làm quen dần với nước.

- Nếu có Thầy cô hướng dẫn bài tập thì rất tốt. Chúng ta chủ yếu cho trẻ các trò chơi dưới nước, xây dựng sự hứng thú cho bé. Kết hợp với các trò chơi đó ta lồng ghép các kỹ thuật như nín thở, nổi người, thở ra, đạp chân hay quạt tay...Tất cả điều đó cần phải kiên trì, không thể nhanh được ở giai đoạn này. 

- Phải thật nhẹ nhàng, vừa học vừa chơi, lấy động viên làm chính, tuyệt đối không quát mắng. 

Giai đoạn 2: từ 5 tuổi đến 10 tuổi 



- Đây là giai đoạn mà cha mẹ phải cho các con đi tập bơi.

- Hiện nay các bể bơi mở ra rất nhiều, cả mùa đông lẫn mùa hè, các cha mẹ chỉ cần đến bể bơi và đăng ký cho con một khóa học bơi cơ bản là các Thầy cô sẽ tận tình hướng dẫn.

- Trong giai đoạn này các bé đã học được các kỹ thuật bơi như: bơi ếch, bơi sải...

- Kỹ thuật bơi đầu tiên mà cha mẹ nên đăng ký cho con học là bơi ếch.

Để các bé học bơi có kết quả tốt thì cha mẹ cần:

- Có bé học nhanh, học chậm, có bé sợ nước, dạn nước...do vậy các cha mẹ cần kiên nhẫn, động viên các bé, tránh quát mắng gây tâm lý, áp lực không tốt cho các bé.

- Có nhiều bạn học một khóa là biết bơi, có bạn học nhiều khóa không biết bơi. Đối với bạn học mãi không biết bơi thì cần thay đổi phương pháp dạy thì sẽ biết bơi( có thể các bé bị sợ nước mà cứ bị ép phải bơi nên dẫn đến kết quả không tốt)

- Khi các bé đã biết bơi thì cha mẹ nên cho đi bơi thường xuyên để thành thục động tác. Tránh tình trạng vừa biết bơi đã nghỉ, sau một thời gian các bé sẽ quên hết động tác. 

- Nên đăng ký học một kèm một.

Cho dù cha mẹ cho con tập ở giai đoạn 1, hay giai đoạn 2 thì điều quan trọng là các con  phải rèn luyện chăm chỉ để các kỹ thuật bơi được nhuần nhuyễn. 

Tư thế thân người bơi sải

Khi bơi sải, tư thế thân người của vận động viên hợp lý sẽ giảm được lực cản, có lợi cho việc phát huy tác dụng của hai tay, làm cho cơ thể phối hợp nhịp điệu và hiệu quả.

- Khi bơi sải, người bơi cần duy trì tư thế thân người ngang bằng và có hình dáng lướt nước tốt, trục dọc cơ thể tạo với mặt nước một góc 3-5 độ.



- Đầu cúi tự nhiên, hai mắt nhìn về phía dưới và hơi chếch ra phía trước, 1/3 đầu nhô lên khỏi mặt nước. Để đạt được hiệu quả cao cho phép 2 chân có thể chìm hơn đôi chút.

- Khi bơi cơ thể có thể quay quanh trục dọc một cách nhịp nhàng với động tác tay chân. Góc quay quanh trục dọc cơ thể khoảng 35 đến 45 độ.



Chuyển động quay người quanh trục dọc cơ thể là chuyển động tự nhiên, được hình thành từ động tác quạt tay và quay đầu để thở, mà không phải là sự quay người có chủ ý. Chuyển động quay người có tác dụng là:

+ Giúp chop vung tay nhẹ nhàng, rút ngắn được bán kính vung tay.

+ Do mông quay nhẹ theo chân nên đập chân được thuận lợi hơn, để chống lại sự mất cân bằng khi quay người.

Thứ Bảy, 19 tháng 6, 2021

Khái quát chung về kiểu bơi trườn sấp


 

Bơi trườn sấp là kiểu bơi có tốc độ nhanh nhất khi thi đấu bơi tự do, các vận động viên đều dùng kiểu bơi trườn sấp. Vì thế bơi trườn sấp còn được gọi là bơi tự do. 

Khi bơi trườn sấp, vận động viên nằm sấp ngang trên mặt nước, hai chân thay nhau đạp nước lên xuống, hai tay luân phiên quạt nước, làm cho cơ thể trườn đi trong nước nên gọi là " bơi trườn".

Bơi trườn có lịch sử lâu đời và được chứng minh qua các di vật cổ đại của các nước có lịch sử sớm nhất như La Mã, Ai Cập, Hy Lạp , Trung Quốc...

Con người cổ đại đấu tranh để sinh tồn, họ phải mò thức ăn như tôm cua, cá để sinh tồn. Cũng từ đó họ biết cách bơi lặn; trong đó động tác có nhiều chi tiết giống bơi trườn sấp ngày nay.

Từ khi có thi đấu bơi, bơi ếch là kiểu bơi cơ bản. Song con người muốn tìm đến kiểu bơi nhanh hơn. Và qua nhiều lần thay đổi đã xuất hiện kiểu bơi nghiêng. Sau đó lại xuất hiện kiểu bơi quạt hai tay luân phiên, từ đó kiểu bơi trườn vung hai tay lên trên mặt nước luân phiên quạt nước ra đời., song hai chân đập nước vẫn giống như cũ(có đập và đạp lẫn lộn hoặc đạp chân ếch).

Cùng với thực tiễn và sự phát triển của xã hội, mãi tới những năm 20 của thế kỷ XX, các vận động viên, huấn luyện viên mới tìm được và đưa vào sử dụng kỹ thuật chân hợp lý hơn: đó là đập chân ra sau xuống dưới luân phiên và có nhịp điệu. Người sử dụng kiểu đạp chân này sớm nhất là vận động viên người Anh Lioakaweel, đó là mốc mới cho kỹ thuật bơi trườn.

Trước Kaweel, vận động viên Hunggari là Hai ốt đã từng bơi tay trườn và chân duỗi thẳng không đập. Năm 1905 anh đã lập kỷ lục thế giới 100m trườn là 1'05".

Năm 1922, vận động viên Mỹ Wesmuler dã mở ra kỷ nguyên mới cho kỹ thuật bơi trườn sấp.

Trong khi bơi, tư thế thân người, động tác chân, tay và thở của anh hầu nư đã trở thành mẫu mực của kỹ thuật mới ở kiểu bơi trườn sấp hiện đại. 

Từ đó về sau kỹ thuật bơi trườn sấp dựa vào đó mà phát triển và hoàn thiện. Sự ra đời và hoàn thiện kỹ thuật bơi của Wesmuler đã đưa kỹ thuật bơi trườn sấp vào một giai đoạn phát triển tương đối cao. Lần đầu tiên loài người đã vượt qua ngưỡng dưới 1' ở cự ly 100m.

Wesmuler đã lập liền 3 kỷ lục: 100m: 58' , 200m:2'38", 400m: 4'57".

Sau đó bơi trườn được hoàn thiện và cải tiến dần trong thực tiễn.

Về mặt kỹ thuật và phong cách bơi trườn hiện đại đã xuất hiện các trường phái phối hợp khác nhau giữa các động tác tay chân và thở.

"6:2:1" "4:2:1" "2:2:1" . Đồng thời động tác chân cũng xuất hiện "đập chân nghiêng" hoặc" đập chân chính diện" từ đó làm cho bơi trườn xuất hiện nhiều phong cách và trường phái.

Ví dụ: vận động viên nữ vô địch thế giới của Úc là Gooun có trường phái đập chân hai lần quạt tay 2 lần, thở một lần là một phong cách bơi độc đáo. Chị dùng kỹ thuật bơi này cho cả cự ly dài và cự ly ngắn. Hoặc vận động viên Mỹ Mông gô meri và vận động viên của Nam Phi là Kinsaila đã dùng kiểu bơi phối hợp 6:2:1 và 2:2:1. Cả hai vận động viên này đều lập kỷ lục thế giới ở cự ly 100m trườn 49"36. Trong thi đấu bơi, cự ly thi đấu của kiểu bơi trườn có tới 16 cự ly.

Nam: 25m, 50m, 100m, 400m, 1500m. Tiếp sức: 4x100m, 4x400m

Nữ: 25m, 50m, 100m, 200m, 800m Tiếp sức: 4x100m, 4x200m.

Ngoài ra còn có bơi tiếp sức hỗn hợp 4 kiểu của nam và nữ, trong đó có cự ly 100m trườn sấp. 

Tập thở



Phần 1: Cách lấy hơi và một số lỗi sai cơ bản

Chúng ta hít vào bằng miệng ở trên mặt nước, ngậm miệng nín thở và úp mặt vào trong nước, ta tiếp tục nín thở thêm khoảng 5 giây sau đó thở ra từ từ bằng mũi ở dưới nước. Khi nào thở ra hết thì đưa miệng lên mặt nước để lấy hơi tiếp. 
...............................................................................................................
Như vậy, chúng ta để ý:
Thứ nhất: Chúng ta phải hít vào bằng miệng ở trên mặt nước.
Thứ hai: Sau khi hít vào chúng ta phải ngậm miệng lại nín thở.
Thứ ba: Chúng ta úp mặt vào trong nước tiếp tục nín thở thêm khoảng 5 giây. 
Thứ tư: Thở ra từ từ bằng mũi ở dưới nước.
Thứ năm: Khi thở ra hết thì đưa miệng lên mặt nước để lấy hơi tiếp

Mọi người cần lưu ý một số lỗi sai hay mắc phải
Thứ nhất: không hít vào bằng miệng mà toàn hít vào bằng mũi dẫn đến cay mũi, sặc...
Thứ hai: Hít vào bị phồng hai má, lỗi này phổ biến rất nhiều người mắc phải.
Thứ ba: Hít vào quá ít( lấy hơi giả), vẫn há hiệng hít vào bình thường nhưng hít được rất ít, không đủ làm căng tức được lồng ngực khi nín thở lại. Khi mắc phải lỗi này người tập sẽ khó nổi được người, lúc nào người cũng nặng nề, dẫn đến lâu biết bơi.
Thứ tư: Khi úp mặt vào trong nước thì bị thở ra sớm quá, chưa nín thở đủ khoảng 5 giây. 
Thứ năm: Khi thở ra thì thở ra nhanh quá, mạnh quá, cũng có trường hợp không thở ra, hoặc bị hít nước vào mũi. 

Phần 2: Hướng dẫn tập luyện
Vị trí và tư thế tập
- Mọi người có thể tập luyện ở trên cạn trước, sau đó tập ở dưới nước.
- Chúng ta cần chọn vị trí như thế nào?
Tốt nhất là chúng ta chọn vị trí nước ngang tầm ngực.
- Tư thế tập như thế nào? 
Chúng ta đứng thẳng sao cho thật thoải mái, hai tay có thể bám vào thành bể hoặc một vật cố định nào đó để giữ cho tư thế cơ thể được ổn định, hai chân phải luôn trạm đáy bể. Tránh tình trạng cứ úp mặt xuống nước là chân bị nổi lên. 
Cách tập:
- Chúng ta theo nguyên tắc tăng dần có quãng nghỉ.
Sau khi đã nhớ rõ là hít vào bằng gì? thở ra bằng gì? thì mọi mọi người tiến hành tập luyện:
Ví dụ:  Lượt tập đầu tiên các bạn thực hiện 10 lần liên tục (lấy hơi-nín-cúi xuống nước-tiếp tục nín khoảng 5 giây-thở ra hết bằng mũi ở dưới nước- đưa miệng lên lấy hơi tiếp).
Sau đó nghỉ khoảng 1 phút
 Lượt tập thứ 2 các bạn thực hiện 15 lần liên tục rồi nghỉ khoảng 1 phút....Lượt tập thứ 3 các bạn thực hiện 20 lần liên tục rồi nghỉ... Cứ như vậy đến khi nhuần nhuyễn động tác.
Thực hiện thành thục động tác lấy hơi được thể hiện như thế nào?
- Không bị hít nhầm bằng mũi
- Lấy được nhiều hơi
- Không bị nước vào miệng (tập nhiều lần sẽ có cảm giác bị khô cổ họng)
- Tư thể ổn định, mắt mở, cơ thể thả lỏng.
...............................................................................................................
VIDEO HƯỚNG DẪN

Thứ Sáu, 18 tháng 6, 2021

Tư thế thân người

 

Khi bơi ếch thân người nằm ngang bằng trong nước và giữ ở tư thế lướt nước tốt nhất để giảm bớt lực cản và phát huy đầy đủ lực đẩy của tay và chân. 
Tư thế thân người trong bơi ếch không ổn định, mà biến động theo động tác của tay chân. Khi kết thúc đạp nước, hai tay khép sát duỗi thẳng về trước, hai chân duỗi thẳng phía sau: lúc này cơ thể ở tư thế lướt nước, thân người tương đối ngang bằng, đầu hơi ngẩng, cơ thể tạo với mặt nước một góc từ 5 đến 10 độ. 
Tư thế thân người khi bơi ếch

Để thân người có hình dáng lướt nước tốt nhất, ngực cần hơi ưỡn, bụng hơi hóp, dướn lưng, hai chân khép lại, hai tay duỗi thẳng vươn về trước, gáy hơi căng, đầu hơi ngẩng, mắt nhìn về phía trước hơi chếch xuống dưới. Khi hít vào cằm nhô khỏi mặt nước, hai bả vai nâng lên,. Lúc này cơ thể tạo với mặt nước một góc khoảng 150 độ. Khi đạp nước, mặt chìm vào trong nước, một bộ phận đầu di chuyển trên mặt nước. Khi hít vào nếu ngẩng đầu cao quá hoặc ưỡn ngực nhiều thân người sẽ chìm sâu, làm tăng thêm lực cản.

Khái quát chung về bơi ếch

Bơi ếch hiện đại

Bơi ếch là kiểu bơi bắt chước cách bơi của con ếch và cũng là kiểu bơi cổ nhất của loài người. Cách đây khoảng 4000-5000 năm ở La Mã, Hy Lạp, Ai Cập, Trung Quốc có kiểu bơi tương tự bơi ếch. Kỹ thuật bơi ếch cổ điển có đặc trưng là quạt tay rộng, chân đạp sang hai bên sau đó mới khép chân. 
Năm 1875 vận động viên nổi tiếng của mỹ là WP.Đa vít đã dùng kiểu bơi ếch vượt qua eo biển Măng sơ.
Do bơi ếch cổ điển quạt tay đến tận đùi, chân đạp thẳng sang hai bên rồi mới khép, nên động tác phối hợp không nhịp nhàng, tốc độ chậm và không đều đã tạo cho cơ thể độ nhấp nhô lớn, nên người châu Âu gọi là bơi ếch "ngựa phi". Năm 1907 vận động viên Becnuli (Hunggary) đã dùng bơi ếch ngựa phi lập nên kỷ lục thế giới 1'24" ở cự ly 100m. Đây là mốc thứ nhất quá trình phát triển bơi ếch.
Sau đó vận động viên người Đức cải tiến quạt tay đến ngang vai thì thu tay, đạp kép chân hẹp, phối hợp nhịp điệu hơn. Do vậy nawm1912, người Đức đã giành được cả giải nhất, nhì, ba ở kiểu bơi ếch. Sự cải tiến này đánh dấu một mốc quan trọng thứ 2 của bơi ếch.
Tiếp đó vào thập kỷ 20, các vận động viên Nhật Bản học tập cách bơi của người Đức và cải tiến thêm động tác quạt tay đạp chân, thở muộn. Vì vậy, vận động viên Nhật Bản đã lập thành tích xuất sắc ở những năm 1932-1936. Đó là mốc tiến thứ 3 của bơi ếch. 
Trong tiến trình phát triển kỹ thuật bơi ếch hiện đại người ta coi giai đoạn từ 1936 về trước là giai đoạn phát triển thứ nhất của  kỹ thuật bơi ếch hiện đại.
Giai đoạn thứ 2 của quá trình phát triển bơi ếch hiện đại tính từ năm 1937 đến năm 1952. Trong giai đoạn này các vận động viên đã tìm hiểu cách bơi ếch tốc độ cao hơn. Bởi vậy sau khi quạt tay đến ngang đùi, người ta rút tay lên và vung tay trên mặt nước. Kỹ thuật bơi ếch này gọi là " bơi ếch bướm".
Năm 1936, FINA có quy định bổ sung cho phép bơi ếch được vung tay lên mặt nước. Vì vậy đến năm 1948 trong thi đấu chung kết cự ly 200m ếch, chỉ còn một vận động viên bơi ếch kiểu truyền thống, còn tất cả đều bơi bướm ếch. Năm 1952, thi đấu chung kết 200m không còn vận động viên nào bơi ếch kiểu truyền thống.
Trước nguy cơ bơi ếch truyền thống bị lãng quên, sau Đại hội Olympic XV năm 1952, FINA quyết định hồi phục bơi ếch và tách bơi bướm ra thành kiểu bơi riêng nhưng cho phép vận động viên bơi ếch có thể bơi lặn dưới nước. Quyết định này đã tạo ra cho bơi ếch nặn phát triển. Đây là giai đoạn 3 của quá trình phát triển(từ 1952 - 1956). Từ năm 1953, người ta thấy rằng bơi ếch lặn bị cản nước ít hơn bơi ếch trên mặt nước nên có tốc độ cao hơn. Vì vậy, đến năm 1956 ở Đại hội Olympic lần thứ XVI chỉ có 1 người bơi ếch kiểu truyền thống. Do vậy, Đại hội Olympic XVI FINA phải ra quyết định cấm bơi ếch lặn. Từ đó bơi ếch bước vào giai đoạn thứ 4 của quá trình phát triển. 
Do luật bơi của FINA cấm bơi ếch lặn, vì vậy vận động viên các nước trên cơ sở kỹ thuật vốn có tiếp tục phát huy đặc điểm mặt mạnh của các nhân để tìm kiếm các trường phái bơi ếch khác nhau.
Từ năm 1957 đến năm 1960 các vận động viên của Trung Quốc đã 3 lần phá kỷ lục thế giới ở cự ly 100m với thành tích 1'11".
Năm 1961 , vận động viên bơi Mỹ đã sáng tạo ra kiểu bơi ếch mới gọi là bơi ếch ống. Người bơi sử dụng cách quạt tay hẹp, tần số cao, thở muộn, co đùi và bụng ít, đạp chân hẹp, nên đã lập ra kỷ lục mới ở cự ly 100m với thành tích 1'7"5.
Từ kỹ thuật bơi này đã ra đời quan niệm mới về kỹ thuật bơi ếch. Quan niệm mới đó là lấy quạt tay làm chính, hoặc tay chân có tác dụng như nhau trong bơi ếch, biên độ ngang hẹp, tần số nhanh, thở muộn, đó là đặc trưng của kỹ thuật bơi ếch sau những năm 60 của thế kỷ này. Từ đó xuất hiện xu hướng lấy tần số cao và thở muộn, nhưng phát huy hiệu lực của tay chân lại tách thành hai khuynh hướng. 
Vận động viên Mỹ Khen Ken lấy hiệu lực quạt tay là chính; Vận động viên Anh lấy hiệu lực đạp chân là chính và cả 2 vận động viên đều đạt đến đỉnh cao thành tích của thế giới. 
Có thể tóm tắt đặc trưng của kỹ thuật bơi ếch hiện đại là: lấy tần số cao, phát huy hiệu lực tay chân, đạp nước, quạt nước hẹp, thở muộn, nâng vai kéo tay, thân người cao. Bởi vậy có người gọi bơi ếch hiện đại là kiểu bơi " nâng vai kéo tay" và "uốn sóng tự nhiên".
Bơi ếch Việt Nam cũng phát triển khá sớm. Tuy nhiên, thành tích phát triển trước những năm 1960 rất chậm. mãi tới năm 1961 kỷ lục mới được lập của Đổng Quốc Cường với thành tích 1'13"9. Đây là kỷ lục cao của Đông Nam Á lúc đó.
Kỷ lục này mãi tới năm 1980 mới bị Nguyễn Mạnh Tuấn và Quách Hoài Nam phá. Từ những năm 1995 trở lại đây kỷ lục bơi ếch đã được nâng lên nhất định. 

Sơ lược về lịch sử bơi lội

1. Khái niệm bơi lội

Bơi lội là môn thể thao dưới nước. Do tác dụng của lực phản được sinh ra trong khi bơi thông qua các cử động của cơ thể mà người bơi có thể vượt được những khoảng cách dưới nước với những tốc độ khác nhau. Nước là môi trường lỏng, vận động trong nước là một điều không bình thường đối với con người, hơn nữa khi bơi cơ thể nằm ngang nên bơi lội có một số điểm khác với các môn thể thao trên cạn. Bởi là môn thể thao có chu kỳ nghĩa là sau một khoảng thời gian nhất định người bơi sẽ lặp lại một động tác nhất định(trừ xuất phát và quay vòng).

Nội dung của môn bơi rất phong phú, bao gồm nhiều thể loại:

-Bơi thể thao

- Bơi thực dụng

- Bơi nghệ thuật

- Trò chơi giải trí trong nước

2. Sơ lược lịch sử bơi lội

Lịch sử phát sinh và phát triển của bơi lội gắn liền với lịch sử tiến hóa của xã hội loài người. Trong quá trình đấu tranh lao động sản xuất và đấu tranh sinh tồn, con người dần tạo được thói quen vận động đơn giản như leo trèo, chạy, nhảy, ném,bơi, lặn...Biển, sông, hồ, ao, lạch, suối chính là môi trường buộc con người phải biết bơi để tồn tại. Cũng từ đó bơi lội gắn liền với cuộc sống của con người.

Ngày nay, ở Ai Cập, Hy Lạp, La Mã, người ta đều tìm thấy tượng, tranh khắc trên đá, trạm trổ trên các đồ gốm, sứ hình người bơi, lặn dưới nước.(Ảnh)

Qua đó, ta có thể khẳng định, bơi lội đã có lịch sử rất lâu đời. Ở mỗi chế độ, mỗi giai cấp sử dụng bơi lội với những mục đích khác nhau.

Dưới chế độ phong kiến, tư bản giai cấp bóc lột dùng bơi lội để vui chơi giải trí trong cảnh giàu sang của mình và phục vụ cho mục đích chính trị của họ. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, bơi lội thực sự là môn thể thao quần chúng, phục vụ cho công việc nâng cao sức khỏe và thành tích thể thao của quảng đại quần chúng nhân dân lao động.

Do có lợi ích to lớn đối với xã hội mà hiện nay ở nước ta cũng như nhiều nước khác trên thế giới, các quốc gia đều quan tâm, đầu tư phát triển môn thể thao này.

Trong thể thao hiện đại, bơi lội là một trong những môn thể thao có trong chương trình thi đấu chính thức ngay từ Đại hội Olympic lần thứ nhất, được tổ chức tại Aten (Hy Lạp) năm 1896. Cho tới nay, bơi lội luôn là một nội dung thi đấu quan trọng của tất cả các Đại hội Olympic. Ngày 19/6/1908 Liên đoàn bơi lội thế giới được thành lập tại Luân Đôn (Anh) viết tắt là FINA.Các quốc gia có truyền thống và luôn ở nhóm dẫn đầu về thành tích đỉnh cao trong môn thể thao bơi lội là: Mỹ, Úc, Nga, Trung quốc...

Ở Việt Nam với đặc điểm địa lý có bờ biển dài, nhiều ao hồ, sông, lạch, do vậy cuộc sống của ông cha ta từ ngàn xưa đã gắn liền với sông nước. Trong"lịch sử cổ đại" Hoài nam Tử đã viết " Người dân Việt Nam xưa kia cạo tóc, xăm mình, đóng khố ngắn để tiện bơi lội, tay áo ngắn mà xắn lên để tiện chèo thuyền". Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã ba lần bắt giặc ngoại xâm phải đền tội trên sông Bạch đằng lịch sử, lập nên những chiến công hiển hách: Năm 938 Ngô Quyền đại thắng quân Nam Hán, năm 1288 Trần Hưng Đạo phá tan quân Nguyên, năm 1420 Lê Lợi phá tan quân Minh. Điều đó chứng tỏ dân tộc ta có truyền thống bơi lội và sử dụng bơi lội trong quân sự từ rất sớm.

Nhìn lại những năm dưới ách thống trị của thực dân Pháp, phong trào bơi lội của ta không thể phát triển lên được bởi chính sách ngu dân của chúng. Tuy vậy với truyền thống tự cường dân tộc, kỹ chiến thuật điêu luyện của chúng ta nhiều danh thủ làm người Pháp phải kính nể vì thành tích của họ vượt trên thành tích của các vận động viên "nước mẹ" như: Nguyễn Văn Củ (miền bắc), Phạm văn Danh, Đào Văn Minh, Nguyễn Minh Lệ ( miền nam). Ngày nay, dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, đất nước a hoàn toàn thống nhất, dưới sự lãnh đạo của Đảng, bơi lội có sự phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, thực sự là môn thể thao của quần chúng, phục vụ tích cực cho việc nâng cao sức khỏe của mọi tầng lớp nhân dân bơi lội.

Hiệp hội bơi lội Việt Nam được thành lập ngày 19/2/1963 sau này đổi thành Hiệp hội thể thao dưới nước Việt Nam và là thành viên của Liên đoàn bơi lội thế giới. Trong thể thao thành tích cao, chúng ta đã đào tạo được nhiều vận động viên xuất sắc, phá nhiều kỷ lục quốc gia như: Nguyễn Kiều Oanh, Võ Trần Trường An (TP Hồ Chí Minh), Ngô Đức Công, Chu Hồng Hà (Hà Nội), Trương Ngọc Tuấn (Bình Định)...

Song nếu so với khu vực, châu lục và thế giới thì thành tích bơi lội của vận động viên Việt Nam còn ở mức khiêm tốn, chưa tương xứng với tầm vóc của đất nước. 

Tại các Seagames 17, 18, 19 vị trí bơi lội của Việt Nam chỉ xếp ở hàng thứ 7. Tại Seagames 22 đội tuyển bơi của chúng ta giành được 1 huy chương bạc, 3 huy chương đồng. 

Ngày nay ở nước ta có một số vận động viên đỉnh cao như: Nguyễn Hữu Việt, Hoàng Quý Phước, Nguyễn Thị Ánh Viên. Thành tích các vận động như Ánh Viên, Quý Phước đạt được thật đáng tự hào và thành tích đó đã góp phần thúc đẩy phong trào bơi lội ở nước ta ngày càng mạnh mẽ.